Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Lưu ý trong quá trình thi công và sử dụng trần thạch cao

Trong thời gian gần đây, trần thạch cao đang được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn nhờ vào chức năng trang trí nội thất của nó, đặc biệt trong việc tạo một không gian sang trọng và độc đáo trong các trung tâm thương mại cũng như căn hộ, chung cư dành cho mọi gia đình. Tuy đơn giản, những tấm trần và bức tường thạch cao đều cần theo một quy trình chính xác cũng như nghiêm ngặt trong quá trình thi công. Sau đây sẽ là một vài điều cần lưu ý trong thi công cũng như thời gian sử dụng các sản phẩm thạch cao.

trần thạch cao có bền không

Những lo ngại về trần thạch cao có bền không đều sẽ được giải quyết sau khi tuân thủ các lưu ý cơ bản

1. Kị nước

Tuy khá bền đẹp với thời gian và các nhân tố khác như nhiệt độ, va đập mạnh, thạch cao lại khá “sợ” nước. Những câu hỏi thường gặp như “trần thạch cao có bền không?” đều từ những hộ gia đình có bộ trần thi công sơ sài, không bảo đảm trần có rò rỉ hay không. Đối với những ngôi nhà lợp mái ngói, bạn cần cẩn thận hơn với những vấn đề ẩm thấp mà những căn nhà loại này thường gặp phải. Khi tiếp xúc liên tục với nước trong thời gian dài, tấm trần thạch cao sẽ bắt đầu có hiện tượng ố vàng, nứt vỡ khá nguy hiểm.
Quá trình thi công lần đầu tiên của thạch cao luôn quan trọng nhất, vì nếu đã để trần xuống cấp và thay mới thì chất lượng cả bộ trần cũng không bằng trần cũ. Màu trần không đồng đều, tấm thạch cao lắp ráp không khớp và ảnh hưởng đến hệ thống đèn, đường ống nước ngầm là những vấn đề bạn sẽ gặp phải khi thay tấm trần mới.

2. Trần co lại

Qua thời gian sử dụng, tấm trần thạch cao của bạn sẽ có hiện tượng bị co lại, từ đó xuất hiện nhiều vết nứt xấu xí trên trần nhà. Đây là hiện tường thường gặp nhất ở các loại trần chìm khá phổ biến hiện nay, cần có biện pháp khắc phục ngay trước khi vết nứt quá lớn và không thể sửa chữa. Hãy dùng một ít bột thạch cao để nối liền và dặm cho các vết nứt này biến mất, sau đó dùng sơn mới bảo vệ những điểm này.

Trần thạch cao không thể tránh khỏi hiện tượng co rút, vì vậy các gia đình cần chú ý tấm trần sau khi sử dụng được 5 – 10 năm

3. Chuột

Trước khi thi công, hãy chắc chắn rằng mái tôn hoặc mái ngói không có đường đi vào trần nữa, dù là những lổ hổng nhỏ nhất. Nếu vô tình để chuột vào trần qua những lỗ hổng này, chúng có thể gây nhiều tiếng động vào ban đêm, gặm nhấm làm hư hại bộ trần của bạn trong thời gian dài, hoặc tệ hơn là làm phần trần mất vệ sinh do phân và xác chết của chúng.

4. Rung khung xương


Đây là lý do bên ngoài mà khiến nhiều người lo lắng rằng liệu trần thạch cao có bền không. Đối với các công trình có mái tôn, thường khung xương của trần thạch cao được treo lên một hệ khung sắt. Do đó những lúc trời mưa to gió lớn, khung rất dễ bị rung và lâu ngày khiến thạch cao bị vỡ vụn, nứt. Trong những trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách làm trần nổi hoặc không treo khung xương vào khung mái tôn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét