Qua cách bạn sắp xếp và bố trí nội thất, phần nào cá tính của bạn đã được bộc lộ. Cùng tác giả G.A phán đoán tính cách qua 7 phong cách thiết kế nội thất tiêu biểu.
Ngôi nhà chính là nơi bạn thỏa sức sáng tạo. Qua cách sắp xếp và bố trí nội thất, phần nào cá tính của gia chủ được bộc lộ. Cùng tác giả Giuroiu Anton phán đoán tính cách qua 7 phong cách thiết kế nội thất tiêu biểu.
1. Xu hướng tối giản (minimailist)
Với triết lý nổi tiếng “Càng đơn giản, càng cuốn hút” (Less is more), kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe được xem là cha đẻ của phong cách tối giản. Đối với ông, tối giản không chỉ nằm ở sự cô đọng, chắt lọc mà còn đòi hỏi một gout thẩm mỹ nhất định, sao cho “đơn giản mà không đơn điệu”.
Xu hướng tối giản cuốn hút những tuýp người “thích-làm-việc-theo-kế-hoạch”đang dần trở thành một xu thế thiết kế nội thất mới
Ấn tượng đầu tiên về một không gian theo phong cách thiết kế nội thất tối giản là sự táo bạo, pha chút hững hờ. Các nhà tâm lý cho rằng những ai yêu phong cách tối giản thường là những người làm việc hiệu quả và có tổ chức. Năm tính cách tiêu biểu cho phong cách này là: cầu toàn, hướng nội, quyết đoán, thích nguyên tắc và siêng năng.
2. Phong cách Bắc Âu (Scandinavian)
Bán đảo Scandinavia hay còn gọi là khu vực Bắc Âu, bao gồm năm quốc gia Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Ai Len. Do đó, phong cách Scandinavian còn được gọi là phong cách Bắc Âu.
Phong cách Bắc Âu ghi điểm bởi sự ấm cúng và tươi sáng. Màu trắng, chất liệu gỗ mộc và ánh sáng tự nhiên luôn được ưu ái sử dụng vì bật lên được không khí miền biển đầy sức sống của bán đảo Scandinavia.
Cách chọn đồ nội thất sang trọng với Màu trắng, gỗ và ánh sáng tự nhiên là đặc điểm nhận dạng phong cách Bắc Âu
Có thể miêu tả những tín đồ theo chủ nghĩa Scandinavian bằng năm tính cách: thân thiện, giao tiếp giỏi, ham mê khám phá văn hóa, thanh lịch và dịu dàng.
3. Nghệ thuật đại chúng (Pop Art)
Khó mà lẫn lộn nghệ thuật đại chúng với hai phong cách trên dù cả ba cùng ra đời vào giữa thế kỉ 20.
Điểm nổi bật của Pop Art là sử dụng những gam màu đậm kết hợp với tranh ảnh táo bạo mang đậm cảm xúc cá nhân (ví dụ: bìa tạp chí, ca sĩ yêu thích, khoảnh khắc đáng nhớ…). Sự độc đáo này vừa cuốn hút lại vừa bí ẩn, vừa gây thiện cảm nhưng cũng nhận không ít ý chê bai.
Mỗi cá nhân giữ một quan điểm khác nhau khi thưởng thức không gian Pop Art
Từ đó, có thể suy ra phức tạp, khó đoán, tư duy khác biệt, tươi trẻ và tinh tế là những tính cách tiêu biểu của những ai theo đuổi nghệ thuật đại chúng.
4. Đồng quê (Shabby Chic)
Phong cách thiết kế nội thất đồng quê trang nhã (Shabby Chic) lấy cảm hứng từ những ngôi nhà ngoại ô của nước Anh. Dễ nhận thấy Shabby Chic chủ yếu sử dụng những món đồ cũ (như vải vóc, tranh ảnh, bàn ghế xưa) trên nền màu sơn nhạt để truyền tải được sự mộc mạc, thanh lịch và cảm giác nhân thiện.
Do đó, chủ nhân của những căn phòng theo phong cách Shabby Chic hẳn là người rất trân trọng những giá trị quá khứ, đồng thời luôn khám phá sự sáng tạo từ những vật liệu quen thuộc hằng ngày.
Cảm hứng đồng quê cộng hưởng với nét thanh lịch từ phong cách Shabby Chic
Có thể liệt kê năm tính cách của tín đồ Shabby Chic là: quyến rũ, nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, thích đổi mới và thân thiện.
5. Cổ điển ngẫu hứng (Vintage)
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển có lượng “fan” hâm mộ đông đảo. Những phụ kiện nội thất không thể thiếu khi áp dụng phong cách vintage là những chiếc ghế sofa, ghế bành, bàn trà… từng thịnh hành một thời. Các vật dụng bọc da, tranh bản đồ, lá cờ hoặc chiếc thuyền trong chai thủy tinh thường là những điểm nhấn đi kèm.
Thêm thắt những món cũ kĩ sẽ tạo phong cách vintage
Một lưu ý cho những ai mê mẩn phong cách cổ điển là: bạn sẽ tiêu phí kha khá thời gian và tiền của nếu không xác định được chính xác điều bản thân mong muốn. Do đó, những kẻ cầu toàn, có góc nhìn đa chiều, quyết đoán, thích đọc sách và giỏi động viên người khác sẽ thích hợp nhất với phong cách cổ điển vintage.
6. Phong cách Nhật Bản
Triết lý trang trí nội thất kiểu Nhật gói gọn trong sự hài hòa, tinh gọn về ánh sáng, màu sắc.
Thông thường, một không gian theo phong cách Nhật Bản sẽ có sự xuất hiện của gỗ, các khối hình học và sự tương tác với thiên nhiên. Nền văn hóa phương Đông này luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc về đường nét, không gian và cách sắp xếp đến độ hoàn hảo.
Phong cách Nhật Bản đòi hỏi phải đạt sự tinh gọn, súc tích
Vì thế, gia chủ theo phong cách Nhật Bản là những người thông minh, đơn giản, yêu đời, giàu năng lượng và có khả năng tổ chức.
7. Mô típ khuôn mẫu (Classic)
Classic ám chỉ những người tôn trọng khuôn mẫu, nâng niu những giá trị bất hủ một cách hơi bảo thủ, cứng nhắc. Ví dụ như nếu đã chọn Mercedes là mẫu xe yêu thích nhất thì dù có được mời lái những chiếc xế thời thượng của Ford, Peugeot hay Hyundai thì bạn cũng lắc đầu.
Một không gian điển hình của phong cách classic
Một luật bất thành văn khác cho những người theo đuổi mô típ này là những vật dụng trang trí đều phải mang hơi thở của lịch sử, tiêu biểu, thanh lịch và quý phái. Nói cách khác, mô típ khuôn mẫu đại diện cho năm tính cách gồm: ngay thẳng, duyên dáng, quý phái, bảo thủ và bền bỉ.
Nguồn: Freshome
0 nhận xét:
Đăng nhận xét