Sử dụng trần
thạch cao cho mái tôn ngoài việc chống nóng có thể chống ồn và quan trọng hơn
nó mang đến tính thẩm mĩ cho công trình khi có thể che đi mái tôn. Người thiết
kế thường sẽ phải làm sao để điểm cao nhất của trần thạch cao được làm tính từ
điểm thấp nhất của mái tôn , điều này làm cho mái tôn bị che đi. Nên thiết kế cần
phải cân nhắc kĩ, có thể làm trần thạch cao dốc theo hình mái tôn. Và thường
thì các công trình trần thạch cao này cần phải có độ cao nhất định mới có thể
làm được, những không gian thấp sẽ rất xấu nếu kết hợp trần thạch cao. Bên cạnh
đó bạn có thể sử dụng một vài điểm nhấn để người nhìn vào không phát hiện trên
trần thạch cao là mái tôn.
Một điểm nữa
cần lưu ý khi thi công trần thạch cao là cần phải tạo khoảng cách giữa mái tôn
và trần thạch cao, càng lớn càng tốt. Vì tạo ra được khoảng không khí giữa trần
thạch cao và mái tôn sẽ có hiệu quả cách nhiệt rất tốt. Trần thạch cao rất kị
nước, bởi vậy trước khi thi công bạn cần kiểm tra xem mái tôn có bị dột nước
hay không.
Dưới đây
chúng tôi xin đưa ra quy trình thi công trần thạch cao cho mái tôn. Đối với
công trình này sẽ sử dụng trần thạch cao khung trần chìm, trần thạch cao khung
chìm cho mái tôn có thể góp phần che chắn, cách âm, cách nhiệt và xử lí được những
khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất.
Sau khi kiểm tra kĩ phần mái và trần để đảm bảo và trang bị
đầy đủ các vật liệu, tiến hành thi công theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần, có thể dùng ống nước để lấy dấu
chiều cao, đánh dấu mặt trần. Thường thì bạn nên vạch dấu độ cao ở phía mặt dưới
của tấm trần.
Bước 2: Cố định các thanh viền tường: tùy vào loại trần mà bạn
có thể cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng
ticke nhựa hoặc sử dụng đinh thép cũng được.
Bước 3: Xác định khoảng cách phù hợp cho các thanh chính rồi
phân chia lưới thanh chính. Các điểm ty treo phả phù hợp với khoảng cách đã định
và giữ được khoảng cách tối đa của các điểm treo là 1200mm.
Bước 4: liên kết các thanh chính với ty treo của điểm treo để
tạo ra khung dọc khoảng cách giữa các khung dọc, có thể đảm bảo khoảng cách tối
đa là 1000m.
Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc, dùng
thanh ngang gài vào mép của các thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ
khung trần.
Bước 6: sau khi liên kết chắc chắn các thanh, lấy mặt phẳng
của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng các đinh vít. Bạn chú ý các đầu
vít phải chìm vào mặt tấm đề vừa đảm bảo an toàn và vừa mang tính thẩm mĩ.
Bước 7: Hoàn thiện các mối nối của tấm trần và làm phẳng trần
thạch cao.
Bước 8: Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét